Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
‘Gót chân Achilles’ của Trung Quốc ở Đông Nam Á
Tổng thống Barack Obama vì “hết tiền” mà phải hủy chuyến đi đến Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào phút cuối đã làm dấy lên những nghi ngại rằng “trục” của Mỹ có thể đã bị “trật khớp”, và Trung Quốc sẽ tranh thủ điều này để củng cố vị trí của mình đối với các nước ASEAN. Tuy nhiên, theo Strategist, bàn cờ quốc tế không phải là cái “trục” dễ bị bẻ hướng nhanh đến vậy.

 



Ảnh minh họa: Aromantic@viator

 

Theo phân tích của Strategist, các nước trong khu vực hiểu rằng chỉ một chuyến đi đến Đông Nam Á bị hủy bỏ chưa đủ sức để làm thay đổi chiến lược “hướng Đông” của nước Mỹ. Việc Ngoại trưởng John Kerry, dù sức hút rõ là chưa thể bì với ngài Tổng thống hào hoa, cũng đủ để đưa ra thông điệp chính mà các nước Đông Nam Á muốn nghe: Mỹ hy vọng Trung Quốc và các nước láng giềng giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình. Cố nhiên, điều này như thông điệp ngầm hướng tới đối tác kinh tế lớn của Mỹ là Trung Quốc rằng Washington không muốn nhúng tay quá sâu vào khu vực, bởi châu Á-Thái Bình Dương không phải là Trung Đông, nhưng cũng đủ để trấn định đồng minh và các nước ASEAN rằng Mỹ cũng không định “nhường” Trung Quốc tự do bành trướng thế lực ở đây.

 

Chính trong thông điệp này, “gót chân Achilles” của Trung Quốc tại khu vực cũng bị lộ diện. Trong khi các nước ASEAN sẵn sàng đàm phán, thì Bắc Kinh lại tỏ ra không sẵn sàng thỏa hiệp, được trên phương diện đa phương. Bắc Kinh vẫn lặp đi lặp lại luận điệu “chủ quyền không thể chối cãi” trong “đường lưỡi bò” đứt đoạn tự vạch ra, đồng thời gạt phăng sự hiện diện của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Úc và Nhật Bản, trong vấn đề tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Do đó, những tuyên bố “hòa bình” trước đó của Bắc Kinh không thể thuyết phục được ai. Sự khăng khăng của Trung Quốc đã “đánh động” vào các nước ASEAN đang tròng trành giữa các mối lợi ích chung - riêng, đồng thời tạo một biên độ hẹp để những “tay chơi bên ngoài” như Ấn Độ và Nhật Bản có thể tăng cường vai trò an ninh của mình ở Đông Nam Á.

 

Thực tế, một số nước ASEAN vẫn đang có những động thái “riêng” để cân bằng lại lực ảnh hưởng của Trung Quốc. Chẳng hạn như Philippines đã bắt đầu xây dựng “hệ thống phòng thủ” đáng tin cậy một cách tương đối với Trung Quốc. Tổng thống Benigno Aquino III hôm 19/10 còn cho biết Philippines đã gần hoàn tất một thỏa thuận với Hàn Quốc để mua 12 chiến đấu cơ FA-50 với tổng trị giá 438 triệu USD, và tự tin rằng phi đội này hoàn toàn có thể củng cố khả năng bảo vệ lãnh thổ của không quân trước sự những động thái xâm phạm từ bên ngoài vào vùng lãnh hải của nước này.

 

Singapore thì tự “bảo hiểm” bằng cách mời Mỹ triển khai tàu tác chiến gần bờ Littoral Combat Ships tới sẵn sàng thường trực chiến đấu, hợp tác với hải quân các nước đồng minh và các nước trong khu vực để đảm bảo an ninh hàng hải. Tuần duyên hạm này có thể thực hiện nhiều sứ mạng chiến đấu như săn tàu nổi, tàu ngầm xâm phạm chủ quyền, quét mìn và hỗ trợ nhân đạo, rất phù hợp với các hoạt động trong vùng nước ven biển của khu vực Đông Nam Á. Không những vậy, Singapore còn đánh tiếng “dạm mua” các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Joint Strike Fighter của Tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin (Mỹ). Hay như Myanmar, chỉ đơn giản bằng việc tháo bỏ xiềng xích của chế độ quân sự độc tài cũ tiến lên nền dân chủ, thì với nguồn lực từ Mỹ và đồng minh cũng đang dần giúp nước này rút bớt dần sự phụ thuộc vào dòng đầu tư của Trung Quốc.

 

Bên cạnh đó, đúng là Mỹ khó lòng phân thân, nhưng Trung Đông không đủ sức để gạt đi mối lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thậm chí, ngay cả lúc đang phải đối diện với trần nợ công, Lầu Năm Góc vẫn tuyên bố sẽ triển khai máy bay không người lái Global Hawk tới Nhật Bản vào đầu năm 2014. Huống hồ là bây giờ, khi Đảng Cộng hòa và Dân chủ đã gạt bỏ bớt bất đồng để ra thỏa thuận mới về ngân sách. Dự kiến, năm 2017, Thủy quân lục chiến sẽ bắt đầu triển khai F-35B tới Nhật Bản, đánh dấu chuyến “công tác nước ngoài” đầu tiên của chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ. Bên cạnh đó, Thủy quân lục chiến còn đang xây dựng căn cứ chỉ huy mới trên đảo Palawan của Mỹ ở Philippines nhằm “giám sát” Biển Đông. Hay nói cách khác, Philippines đã được chọn làm một trong những “cứ điểm” để Mỹ tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực, và quấy nhiễu sự trỗi dậy của lực lượng quân sự Trung Quốc.

 

Trong khi đó, các đồng minh của Mỹ, dù không trực tiếp tham gia vào, cũng sẽ đóng góp một phần vào chiến lược “hướng Đông”. Chẳng hạn như Thủ tướng Úc vừa mới tuyên bố quyết định chia sẻ chi phí với sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Còn Nhật Bản - nước đang có nhiều khúc mắc với Trung Quốc trong vấn đề lãnh hải ở Senkaku - cũng sẽ không bỏ lỡ cơ hội để di dời lực chú ý của Bắc Kinh sang khu vực khác. Tất nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc ASEAN và các nước như Nhật, Úc, Ấn đều trực diện đối đầu với Trung Quốc, khi các nước này ít nhiều đều bị ảnh hưởng bởi nguồn lợi kinh tế đến từ thị trường tỷ dân. Nhưng những nước này đều nhận thấy sự hiện diện của Mỹ trong khu vực là cần thiết bởi cán cân quyền lực quá nghiêng về bên nào cũng đều không có lợi với họ.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)

Các bài viết cũ:
    Biển Đông - Chiến trường mới của chủ nghĩa dân tộc châu Á (19-10-2013)
    Nga không tin Trung Quốc, bán vũ khí hiện đại nhất cho Việt Nam, Ấn Độ (19-10-2013)
    Trung Quốc lập "con đường tơ lụa" trên Biển Đông (19-10-2013)
    EU tuyên bố có lợi ích sống còn ở Biển Đông (19-10-2013)
    Malaysia lập lính thủy đánh bộ đối phó Trung Quốc? (19-10-2013)
    Mỹ tăng cường khu trục mạnh nhất chống chiến lược của Trung Quốc (19-10-2013)
    Mỹ - Nhật quan hệ ngày càng thắm thiết (18-10-2013)
    Nhật sẽ "chẹn cổ" hải quân Trung Quốc ở Iwo Jima (18-10-2013)
    Mỹ bất ngờ để lộ kế hoạch gây chiến với Trung Quốc (18-10-2013)
    Hàn Quốc bán máy bay chiến đấu cho Philippines (18-10-2013)
    Ấn Độ công khai phản bác Trung Quốc (17-10-2013)
    Trung Quốc sốc nặng vì khu trục hạm toàn sử dụng thiết bị vệ tinh Nhật (17-10-2013)
    Trung-Nhật bí mật đàm phán về quần đảo tranh chấp (15-10-2013)
    Trung Quốc dồn dập tăng sức mạnh cho Hạm đội Nam Hải (14-10-2013)
    Đánh chìm 1 tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc phải mất 40% hải quân (14-10-2013)
    Myanmar khó vững tay chèo lái ‘con thuyền’ ASEAN trên Biển Đông  (12-10-2013)
    Tàu hải quân Nhật Bản lần lượt thăm Myanmar, Campuchia với dụng ý gì?  (11-10-2013)
    Biển Đông vẫn vô định sau hàng loạt tuyên bố ‘ngoại giao’ (11-10-2013)
    "Không nên đơn phương đối phó với tham vọng lãnh thổ ở Biển Đông"  (11-10-2013)
    Hàn Quốc tố Trung Quốc xâm phạm khu vực tác chiến (10-10-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153134139.